Left Tiếp tục mua sắm
Đơn hàng

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Promotion
Read more

Gừng muối: Tưởng đơn giản nhưng ăn cũng cần phải có "nguyên tắc"

Nếu bạn đã từng ăn tại một nhà hàng sushi Nhật Bản chuyên nghiệp hoặc mua sushi bento từ cửa hàng thì có thể bạn đã được phục vụ cùng với một phần dưa chua Nhật có màu hồng nhạt hoặc vàng. Đó chính là gừng muối!

Có hai loại gừng muối được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản hiện nay. Một loại, được biết đến trong tiếng Nhật là beni shoga được làm bằng cách ngâm những dải gừng mỏng trong giấm mận. Nó có hương vị nồng và đậm vị gừng, được dùng để trang trí trong các món ăn thịnh soạn như donburi thịt bò (gyudon) hoặc mì yakisoba. Mục đích thêm beni shoga là để tạo ra sự tương phản hương vị mạnh mẽ khi kết hợp gừng muối trong các món mì này.

Mặt khác, gừng muối hay còn gọi là gừng sushi được làm từ các dải gừng non mỏng trong hỗn hợp giấm và đường, có hương vị ngọt ngào và nhẹ nhàng hơn nhiều so với beni shoga. Trong tiếng Nhật, loại này được gọi là sushi gari hoặc là chỉ gari. Gừng muối được coi là một thành phần quan trọng trong cách trình bày truyền thống của sushi. Nó được phục vụ với mục đích làm át đi mùi cá sống của sushi và giúp làm sạch vòm miệng khi thưởng thức giữa các loại sushi khác nhau.

Gừng muối theo truyền thống được làm từ loại gừng non vì nó mềm nhất lại có vị ngọt tự nhiên. Khi ngâm gừng non, nó sẽ chuyển sang màu hồng nhạt nhờ màu có ở phần cuống lá, và đây là đặc điểm để dễ dàng nhận biết gừng sushi nhất. Tuy vậy, bạn vẫn sẽ bắt gặp những sản phẩm gừng muối chỉ có màu vàng nhạt tự nhiên cũng rất phổ biến do gừng được làm đã già hơn một chút.

Nguyên tắc khi ăn gừng muối với sushi

Giống như nhiều món ăn khác, gừng muối cũng có “nguyên tắc” khi ăn. Đôi khi bạn thấy người ta thường hay kẹp một hai lát gừng muối để trên miếng sushi rồi ăn cùng lúc, nhưng điều này là không đúng và nó phản đi mục đích chính là làm sạch vòm miệng. Một sự gián tiếp nếu nghĩ kĩ hơn, cách ăn này đã phí hoài đi công sức và nỗ lực mà đầu bếp sushi đã thực hiện để làm cho món sushi của họ ngon nhất có thể.

Tính axit và vị cay của gừng muối làm cho nó trở thành một chất tẩy rửa vòm miệng gần như hoàn hảo để thưởng thức hương vị ngọt tự nhiên của hải sản sống. Vì vậy, để cảm nhận được đầy đủ các hương vị sushi khác nhau, bạn nên ăn một miếng gừng nhỏ giữa mỗi món nhé.

Đối với những ai có đam mê với sushi thì việc chuẩn vị một ít gừng muối tại nhà là việc cần phải có. Một điều thú vị là gừng muối sushi vô cùng dễ làm, dễ nhiều hơn bạn nghĩ đấy!

CÁCH LÀM GỪNG MUỐI (GARI)

 

NGUYÊN LIỆU

  • 120g gừng non (còn phần cuống lá đỏ)
  • ½ muỗng café muối
  • 100ml giấm
  • 50g đường

 

THỰC HIỆN

Bước 1: Chuẩn bị gừng

+ Mua gừng nên chọn mua loại gừng non càng tươi càng tốt và nên chọn loại còn phần cuống lá có màu đỏ để gừng muối có màu hồng đẹp mắt, tránh mua gừng khô hoặc gừng già sẽ không được mềm.

+ Rửa sạch và dùng dao cạo bỏ phần vỏ bên ngoài, cắt gừng theo từng nhánh riêng để dễ thái lát.

+ Cắt bỏ những phần già cứng và nhiều xơ như phần gốc, sau đó dùng dao hoặc máy bào thái lát thật mỏng (càng mỏng càng tốt) theo chiều dọc của nhánh gừng sẽ cho ra thớ thịt đẹp hơn.

Bước 2: Luộc và ngâm gừng

+ Đun sôi nước trong nồi và luộc gừng mới cắt trong 1 – 2 phút (1 phút nếu lát gừng mỏng và 2 phút nếu lát gừng dày). Khi gừng đã sôi, nhấc nồi và đổ nhanh ra rổ cho ráo nước.

+ Sau khi để ráo nước, dùng đũa làm tơi từng lát gừng sau đó rắc ½ muỗng muối rồi trộn đều để muối ngấm. Chờ cho nguội.

+ Khi gừng đã nguội, bạn dùng tay vắt sạch nước còn trong gừng. Sau đó cho gừng vào hủ thủy tinh đựng.

+ Bạn cho giấm và đường vào chảo đun cho đến khi đường tan hết, đun sôi cho đến khi mùi giấm biến mất sau đó tắt bếp, để nguội.

+ Đổ giấm ngọt đã nguội vào trong hủ thủy tinh cùng với gừng để ngâm. Sau đó bảo quản trong tủ lạnh có thể lên đến 2 tháng.

Cách làm ớt xanh ngâm tương Hàn Quốc: Món ăn kèm cho mọi bữa cơm

Ớt xanh ngâm tương (Gochujang ajji) là một món dưa ớt Hàn Quốc, trong đó ớt sừng xanh được ngâm với hỗn hợp nước tương, giấm, và các gia vị khác. Món này có hương vị cay nhẹ, chua ngọt hài hòa, cực kỳ kích thích vị giác. Người Hàn Quốc thường dùng gochujang ajji như một món ăn kèm cho các bữa cơm, đặc biệt là khi ăn cùng các món nướng như galbi (sườn nướng) hay samgyeopsal (ba chỉ nướng). Với độ cay vừa phải và vị giòn, món ăn này dễ dàng trở thành món "gây nghiện" trong bất kỳ bữa tiệc nào.

Xem thêm

Jeonbokjuk - Món cháo bào ngư Hàn Quốc ngon và bổ dưỡng

Jeonbokjuk (전복죽) – hay còn gọi là cháo bào ngư – là một món ăn nổi tiếng trong ẩm thực Hàn Quốc, đặc biệt được yêu thích trong những ngày đông lạnh giá hoặc khi cần phục hồi sức khỏe. Nếu bạn yêu thích những món ăn nhẹ nhàng, thanh đạm nhưng lại đầy đủ dưỡng chất, Jeonbokjuk chính là lựa chọn lý tưởng.

Xem thêm

Thử làm Gyeranppang – Bánh mì trứng nướng Hàn Quốc

Nếu bạn là tín đồ của những món ăn đường phố Hàn Quốc, chắc chắn không thể bỏ qua Gyeranppang – món bánh mì trứng nướng vừa thơm lừng, vừa ấm áp mỗi khi trời se lạnh. Đây là món ăn vặt "quốc dân" cực kỳ phổ biến, dễ dàng tìm thấy ở các quầy hàng ven đường tại Seoul hay Busan.

Xem thêm