Left Tiếp tục mua sắm
Đơn hàng

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Promotion
Read more

Chumokbap (cơm nắm Hàn Quốc) - Biểu tượng của thời đại khó sống

주먹밥 (chumok-bap) là món cơm nắm được tạo thành từ nhiều loại nguyên liệu như rau, rong biển vụn (rong biển trộn cơm) hoặc một vài gia vị khác tùy sở thích. Onigini (cơm nắm Nhật Bản) có thành phần và cách làm tương tự nên ngày nay, người ta có xu hướng xem chumok-bap và onigini là từ đồng nghĩa để chỉ món cơm nắm. Ở bài viết lần này, Tèobokki cùng bạn tìm hiểu về món cơm nắm Hàn Quốc nhé.

Tổng quan

Ở Hàn Quốc, lịch sử của chumok-bap rất khó để tìm thấy tư liệu chính xác. Nhưng tại Nhật Bản, những tàn tích của món cơm nắm đã được phát hiện vào giữa thời kì Yayoi (300TCN - 300).

Chumok-bap truyền thống khác với onigini. Onigini của Nhật Bản sử dụng gạo với số lượng ít hơn, khoảng 1 đốt ngón tay người trưởng thành để không bị rơi vãi trong lúc làm. Ngược lại, chumok-bap sử dụng lượng gạo nhiều gấp đôi, khoảng 2 đốt tay.

Ở Hàn Quốc thời hiện đại, chumok-bap gắn liền với Chiến tranh Triều Tiên, chúng được coi là biểu tượng của thời đại khó sống. Vào thời điểm trong và sau chiến tranh, tình hình kinh tế tồi tệ đến mức cơm nắm được xem như lương thực chiến đấu. Không giống như cơm nắm ngày nay, sử dụng nhiều nguyên liệu và gia vị khác nhau, chumok-bap vào thời điểm đó chỉ sử dụng lúa mạch làm nguyên liệu và được làm bằng cách nhúng tay vào nước muối sau đó dùng tay để làm cơm nắm.

Onigiri bắt đầu được thương mại hóa tại Hàn Quốc từ năm 1990 khi ẩm thực Nhật Bản trở nên phổ biến ở Hàn Quốc, đặc biệt là lúc kimbap tam giác ra đời.

Kimbap tam giác

Lúc đầu, nó không nhận được nhiều sự chú ý, nhưng trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, kimbap tam giác trở nên phổ biến như một bữa ăn nhẹ và rẻ. Trong những năm 2010, nhiều loại cơm nắm với hình dáng đa dạng bao gồm những viên cơm hình tròn và hình bánh hamburger ra đời.

cơm nắm

Cơm nắm hamburger

Cơm nắm thường được ăn ở một số vùng của Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc, gạo được sử dụng là gạo Nhật japonica dẻo, dính.

Cách làm cơm nắm cá ngừ đơn giản

Nguyên liệu

cơm nắm

  • 1,5 chén cơm nấu từ gạo Nhật japonica
  • Cá ngừ: 1 hộp
  • Hành tây, bí xanh, cà rốt xắt nhỏ (hoặc các loại rau khác tùy sở thích)
  • Gia vị trộn cơm: rong biển vụn, muối, mè. Hoặc sử dụng gói gia vị trộn cơm
  • Gia vị trộn cá ngừ: mayonnaise, nước chanh, tiêu

Cách làm

  • Xào hành tây và các loại rau củ cùng với dầu (có thể tận dụng các loại rau còn trong tủ lạnh nhà bạn). Nêm 1 ít muối.
cơm nắm
  • Trộn cá ngừ: 1 hộp cá ngừ + 3 muỗng mayonnaise + 1 muỗng nước cốt chanh + tiêu
cơm nắm
cơm nắm
  • Trộn cơm: cơm + rau xào + rong biển vụn + mè + 1 ít muối. Trộn nhẹ nhàng bằng muỗng để tránh cơm bị nát.
cơm nắm
cơm nắm
  • Làm cơm nắm cá ngừ: Lấy lượng cơm vừa đủ, tạo 1 khoảng trống để cá ngừ vào giữa. Vo thành viên tròn. Số nguyên liệu đã chuẩn bị làm được khoảng 10 viên cơm nắm.
cơm nắm
cơm nắm
cơm nắm
Khá đơn giản phải không, chúc các bạn thành công!
Nguồn: ko.wikipedia.org, blog.naver.com
Dịch bởi: Tèobokki

Bật mí cách làm sốt mì lạnh trộn cay ngọt đúng điệu

Mì lạnh trộn Hàn Quốc (Bibim-Naengmyeon) là một món ăn mát lạnh, cay nồng và đầy hương vị, hoàn hảo cho những ngày hè nóng bức. Điều làm nên sức hấp dẫn của món mì này chính là nước sốt trộn đặc biệt, hòa quyện giữa vị cay ngọt và chua thanh của các nguyên liệu. Hãy cùng khám phá cách làm nước sốt Bibim-Naengmyeon chuẩn vị Hàn Quốc ngay dưới đây!

Xem thêm

Cách nấu sốt tokbokki ngon chuẩn Hàn tại nhà

Tìm hiểu công thức 3 loại sốt tokbokki ngon chuẩn Hàn: sốt cay ngọt truyền thống, sốt phô mai lắc béo ngậy, và sốt kem rose thơm béo!

Xem thêm

Cách làm sốt Thái ngon: Công thức sốt Thái xanh, sốt Thái đỏ

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách làm hai loại sốt Thái phổ biến: sốt Thái xanh và sốt Thái đỏ, để bạn có thể dễ dàng chế biến tại nhà để thưởng thức với mọi loại hải sản hay bất kì món hấp, nướng nào cũng ngon.

Xem thêm