Left Tiếp tục mua sắm
Đơn hàng

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Promotion
Read more

Hiểu rõ hơn về nguyên liệu nấu ăn: Bột phô mai

BỘT PHÔ MAI - MỘT TRÀO LƯU MỚI TẠI VIỆT NAM

Có lẽ ký ức đầu tiên của đại đa số giới trẻ tại Việt Nam đối với bột phô mai lắc đến từ món khoai tây lắc của Lotteria. Có thể nói đây là khởi nguồn của nhiều món ăn khác có sử dụng bột phô mai tại Việt Nam. Hương vị phô mai béo béo, mặn mặn mang lại một cảm hứng mới cho món khoai tây chiên thay vì chỉ chấm với tương ớt. Khoai tây lốc xoáy cũng là một món du nhập vào Việt Nam, chỉ tồn tại được vì có lớp bột phô mai phủ đều cây khoai tây (và đương nhiên là phải có một dụng cụ cắt chuyên dụng để tạo lốc xoáy)

Từ đó bột phô mai tiếp tục bám lên những món ăn khác theo hình thức lắc, vì chỉ có lắc thì bột phô mai mới bám đều được lên đồ ăn. Về cơ bản, một món ăn sẽ được chiên lên, sau đó được rắc lên một lớp bột phô mai.

Gà lắc phô mai

 

Sa kê lắc phô mai

Bánh tráng lắc phô mai

Cơm rắc phô mai

Sụn gà lắc phô mai

Khoai lang lắc phô mai

 

Bánh gạo lắc phô mai

 

 

NGUỒN GỐC SẢN XUẤT CỦA BỘT PHÔ MAI

Phô mai là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng rất dễ hư và hư rất nhanh. May mắn thay đầu thế kỷ 20, người ta đã phát minh ra cách chế biến để giữ cho phô mai được lâu hơn bằng cách nấu chảy phô mai tươi rồi thêm muối nhũ tương hóa. Năm 1916, doanh nhân James L. Kraft đã được cấp bằng sáng chế cho cách chế biến này và đã cung cấp khoảng 3 triệu tấn cho Chính phủ Mỹ để phục vụ cho Thế chiến thứ nhất. Hương vị của loại phô mai đã qua chế biến này không bằng phô mai tươi nhưng đã luôn gắn liền với chiến tranh từ đó.

 

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG

Bột phô mai không chỉ bổ sung canxi cho xương và khớp mà còn chứa một lượng béo protein dồi dào giúp cho cơ bắp săn chắc. Giúp duy trì sức khỏe, tăng nhanh hệ thống miễn nhiễm, phát hành tế bào máu đỏ. Canxi và phốt pho trong bột phô mai giúp hỗ trợ tăng trưởng, xây dựng hệ răng và xương sản xuất, làm giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương.  Bột phô mai chứa men vi sinh, rất hữu ích cho đường tiêu hóa, giúp trẻ em hấp thụ thức ăn tốt hơn và cải thiện sức khỏe. 

NHỮNG CẢNH BÁO VỀ PHỤ GIA THỰC PHẨM

Nếu ăn quá nhiều thì các thành phần và chất dinh dưỡng chứa trong phô mai có tương tác không tốt tới làn da. Đối với những trẻ khó dung nạp được lactose, trẻ nhỏ hơn cũng có thể gặp phải những vấn đề tương tự khi ăn bột phô mai. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể cho bé ăn những loại bột phô mai có nồng độ lactose thấp để bé ăn ngon và không gặp phải các phản ứng tiêu cực .

XU HƯỚNG DÙNG BỘT PHÔ MAI TRONG NẤU ĂN GIA ĐÌNH

Từ rất lâu, bột phô mai đã là loại gia vị đặc biệt được các chuyên gia ẩm thực thế giới ưa chuộng. Nó được dùng nhiều trong các món ăn chiên: khoai tây lắc chiên, gà chiên, bánh mì chiên… Tạo thành mùi thơm nồng nàn, vô cùng thu hút cho món ăn.


Tùy theo các loại nguyên liệu pha chế khác nhau mà bột sẽ có mùi vị khác nhau: mặn, ngọt, cay, vị thịt nướng, vị rong biển, vị wasabi… Hơn thế, bột phô mai không chỉ có một màu vàng như bạn thường thấy, mà còn rất nhiều loại màu khác nhau: trắng, cam, vàng…. Sự khác biệt này giúp đa dạng hơn cho các món ăn, thêm phần lạ miệng cho bữa cơm gia đình giúp các bé ăn ngon hơn, tránh sự nhàm chán.

CÁCH BẢO QUẢN BỘT PHÔ MAI NHƯ THẾ NÀO?

Đầu tiên về hạn sử dụng của bột nếu bạn chưa mở bao bì thì bột phô mai có hạn là 1 năm, nếu đã mở bao bì và bảo quản đúng thì để được khoảng 6 đến 7 tháng sau đó. Bột phô mai không sử dụng chất hoá học để bảo quản nên trong thời gian bảo quản bột thường bị vón thành cục hoặc bị chảy nước do khí hậu và môi trường tác động.


Khi bạn đã mở bao bì để sử dụng bạn nên đậy kĩ nắp, không để ánh sáng trực tiếp hoặc bạn có thể để trong bịch có zipper ép hết hơi càng kĩ càng tốt kéo zip để nhiệt độ thường hoặc cách bảo quản bột phô mai tốt nhất trong ngăn mát tủ lạnh.

HƯỚNG DẪN LÀM BÁNH GẠO LẮC PHÔ MAI

Bánh gạo lắc phô mai với hương vị độc đáo có thể khiến cho bạn có cảm giác ngất ngây khi thưởng thức nó. Bởi với những miếng bánh gạo được chiên giòn, nóng hổi lại hòa quyện cùng hương vị phô mai mặc, béo kèm thêm là tương ớt mang lại sự đậm đà cho món bánh gạo này.

Nguyên liệu cần có để làm bánh gạo lắc phô mai

 

Cách thực hiện

Bước 1: Cho bột phô mai khoảng 200g và ớt bột Hàn Quốc vào tô trộn đều.
Bước 2: Cho bánh gạo vào chiên ngập dầu khoảng chừng 1 phút rồi vớt ra để ráo dầu.
Bước 3: Bạn chuẩn bị một hộp nhựa, cho bánh gạo vừa chiên vào, thêm bột phô mai, một chút ớt bột, đóng nắp và lắc khoảng 30 giây. Với hỗn hợp này bạn không cần thêm gia vị hay phải lo nhạt gì bởi vì trong bột phô mai đã có muối ăn rất vừa miệng. Chúc các bạn thành công.

Tèobokki tổng hợp

Cách làm ớt xanh ngâm tương Hàn Quốc: Món ăn kèm cho mọi bữa cơm

Ớt xanh ngâm tương (Gochujang ajji) là một món dưa ớt Hàn Quốc, trong đó ớt sừng xanh được ngâm với hỗn hợp nước tương, giấm, và các gia vị khác. Món này có hương vị cay nhẹ, chua ngọt hài hòa, cực kỳ kích thích vị giác. Người Hàn Quốc thường dùng gochujang ajji như một món ăn kèm cho các bữa cơm, đặc biệt là khi ăn cùng các món nướng như galbi (sườn nướng) hay samgyeopsal (ba chỉ nướng). Với độ cay vừa phải và vị giòn, món ăn này dễ dàng trở thành món "gây nghiện" trong bất kỳ bữa tiệc nào.

Xem thêm

Jeonbokjuk - Món cháo bào ngư Hàn Quốc ngon và bổ dưỡng

Jeonbokjuk (전복죽) – hay còn gọi là cháo bào ngư – là một món ăn nổi tiếng trong ẩm thực Hàn Quốc, đặc biệt được yêu thích trong những ngày đông lạnh giá hoặc khi cần phục hồi sức khỏe. Nếu bạn yêu thích những món ăn nhẹ nhàng, thanh đạm nhưng lại đầy đủ dưỡng chất, Jeonbokjuk chính là lựa chọn lý tưởng.

Xem thêm

Thử làm Gyeranppang – Bánh mì trứng nướng Hàn Quốc

Nếu bạn là tín đồ của những món ăn đường phố Hàn Quốc, chắc chắn không thể bỏ qua Gyeranppang – món bánh mì trứng nướng vừa thơm lừng, vừa ấm áp mỗi khi trời se lạnh. Đây là món ăn vặt "quốc dân" cực kỳ phổ biến, dễ dàng tìm thấy ở các quầy hàng ven đường tại Seoul hay Busan.

Xem thêm