Left Tiếp tục mua sắm
Đơn hàng

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Promotion
Read more

Mì tương đen: Món ăn cho những trái tim cô đơn

Có ít nhất ba ngày lễ ở Hàn Quốc dành riêng cho tình bạn và sự lãng mạn. Ngày lễ thứ nhất bắt nguồn từ phương Tây: Valentine’s Day vào 14/2 khi các cô gái tặng socola cho các chàng trai. Ngày lễ thứ hai là Valentine Trắng vào 14/3, một phát minh của ngành công nghiệp kẹo khi các chàng trai tặng bạn gái kẹo marshmallow, kẹo socola trắng và các loại kẹo tuyết khác.

Ngày lễ thứ ba được gọi là Black Day vào 14/4, một ngày kỉ niệm sự cô đơn và buồn bã, nó còn được gọi vui là ngày “địa ngục của các cặp đôi, thiên đường của người độc thân” như ban nhạc K-pop Pascol đã gọi trong bài hát “Merry Black Day” năm 2014. Những người “không bị cản trở” bởi sự lãng mạn hay những cuộc hẹn hò thường diện trang phục có màu đen, tụ tập cùng nhau ăn mì tương đen – một loại sốt đen như than nấu cùng thịt heo, hành tây rưới lên những sợi mì dai to và ăn kèm cùng củ cải vàng.

Thực tế có rất ít người hưởng ứng việc này. Black Day có lẽ là một ý tưởng hơn là thực hiện. “Tôi không biết có ai thực sự trút bỏ sầu muộn vào tô mì jajang của tôi hay không bởi vì chuyện hẹn hò của tôi cũng rối rắm lắm”, Phil Chang, một chiến lược gia thương hiệu và giám đốc sáng tạo ở New York, người lớn lên ở Seoul nói. Anh tiếp lời “Đâu ai cần cớ để ăn mì tương đen bao giờ?”.

Ai cơ chứ?. Bởi mì tương đen là một “comfort food” bán chạy hàng đầu, dễ chịu như món pizza mang đi, gà kung pao, hoặc như một miếng kem lạnh ăn trực tiếp từ vòi.

Món ăn này là một sự biến tấu bởi người Hàn Quốc về món mì xào sốt được phục vụ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Được mang đến Hàn Quốc bởi những người nhập cư đến Incheon, trên bờ biển phía Tây của Bán đảo Triều Tiên, giờ đây mì tương đen chiếm một vị trí trong ẩm thực của xứ sở kimchi, tương tự như món gà của General Tso trong món ăn của Mỹ. Mì tương đen là một món ăn quê hương được chuyển đổi để phù hợp với phong cách quá-mệt-để-nấu tại Hàn. Nó có vị nhạt hơn bản gốc của Trung Quốc, nhiều thịt hơn một chút và hoàn toàn không thể cưỡng lại.

Bạn có thể tìm thấy mì tương đen tại các nhà hàng Hàn Quốc trên khắp nước Mỹ, đặc biệt là những nhà hàng do người Hàn gốc Hoa điều hành. Làm mì tương đen tại nhà không phải là chuyện đơn giản, ít nhất là bạn cần phải đi đến các chợ bán đồ Hàn hoặc tìm mua trên mạng một vài nguyên liệu, sau đó thì vui vẻ vào bếp nấu trong khoảng một tiếng đồng hồ. Chắc chắn là mất nhiều thời gian hơn so với việc một anh chàng đi xe máy giao đồ ăn cho bạn ở Seoul. Nhưng nếu bạn làm ở nhà, mì tương đen sẽ từ món ăn nguội ngắt như những loại đồ ăn giao hàng mà trở thành món được yêu cầu bạn làm từ một đến hai lần mỗi tháng.

Đối với người Hàn Quốc, món mì tương đen ngon nhất thường là nơi họ được thưởng thức trong suốt thời thơ ấu, đó có thể là một nhà hàng ở địa phương hoặc đôi khi được nấu bởi mẹ mình. Điều này cũng đúng đối với tôi mặc dù tôi biết đến mì tương đen khá muộn. Món mì tương đen đầu tiên và yêu thích của tôi là ở một nhà hàng Hàn – Hoa ở Manhattan, sau khi thú nhận với một người bạn gốc Hàn là tôi cực kì thích món ăn Trung Quốc được Mỹ hóa này. Cô ấy thốt lên rằng mình cũng thích sau đó chúng tôi hối hả đi ăn trưa gồm jajangmyeon và một đĩa tangsuyuk, phiên bản Hàn Quốc của món thịt heo chua ngọt kiểu Trung – Mỹ. Mặc dù không thể ăn lại món tangsuyuk nhưng tôi có thể nấu và ăn món mì tương đen của nhà hàng bất cứ khi nào tôi thích.

Có rất nhiều công thức nấu ăn cho món mì tương đen. Deuki Hong và Matt Rodbard đã đưa công thức hay ho vào cuốn sách nấu ăn “Koreatown”. Robin Ha có một phiên bản minh họa trong cuốn sách sắp ra mắt “Cook Korean: A Comic Book With Recipes” (tạm dịch: Nấu món Hàn: Một cuốn truyện tranh với những công thức nấu ăn). Maangchi, một ngôi sao Youtube nấu món Hàn đã xuất bản cuốn sách của cô ấy “Maangchi’s  Real Korean Cooking” (tạm dịch: Nấu ăn chuẩn Hàn của Maangchi). So với những thứ này thì công thức món mì tương đen của tôi có phần lép vế.

Nhưng khi tôi tìm ra công thức, hương vị đầu tiên của món ăn đã trở thành kim chỉ nam đối với tôi. Việc chuẩn bị không khác so với cách làm ragu trong ẩm thực Ý. Bạn xào thịt ba chỉ heo sau đó thêm vào ít gừng và tỏi, sau đó là rau củ. Tới khi thịt và rau đã mềm và hơi giòn thì thêm chunjang – sốt tương đen Hàn Quốc có nhiều caramen hơn so với phiên bản Trung Quốc, đây là nguyên liệu quan trọng để giúp món mì tương đen thành công. Cho thêm nước vào để tạo thành sốt, thêm ít muối và đường tạo vị đậm đà. Rưới sốt tương đen đã nấu lên mì cho đều và thưởng thức ngay.

“Bạn nên dùng đủ lượng sốt để mì được phủ màu đen chứ đừng cho nhiều quá thì trông sẽ như hố nhựa đường đen thui đấy nhé”, Chang nói với tôi.

Dù không lãng mạn gì, nhưng vào những ngày đen đủi, thưởng thức một tô mì tương đen cũng là một ý tưởng tuyệt vời.

Nguồn: A korean noodle dish for lonely hearts (nytimes.com)

Dịch bởi Tèobokki

Bật mí cách làm sốt mì lạnh trộn cay ngọt đúng điệu

Mì lạnh trộn Hàn Quốc (Bibim-Naengmyeon) là một món ăn mát lạnh, cay nồng và đầy hương vị, hoàn hảo cho những ngày hè nóng bức. Điều làm nên sức hấp dẫn của món mì này chính là nước sốt trộn đặc biệt, hòa quyện giữa vị cay ngọt và chua thanh của các nguyên liệu. Hãy cùng khám phá cách làm nước sốt Bibim-Naengmyeon chuẩn vị Hàn Quốc ngay dưới đây!

Xem thêm

Cách nấu sốt tokbokki ngon chuẩn Hàn tại nhà

Tìm hiểu công thức 3 loại sốt tokbokki ngon chuẩn Hàn: sốt cay ngọt truyền thống, sốt phô mai lắc béo ngậy, và sốt kem rose thơm béo!

Xem thêm

Cách làm sốt Thái ngon: Công thức sốt Thái xanh, sốt Thái đỏ

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách làm hai loại sốt Thái phổ biến: sốt Thái xanh và sốt Thái đỏ, để bạn có thể dễ dàng chế biến tại nhà để thưởng thức với mọi loại hải sản hay bất kì món hấp, nướng nào cũng ngon.

Xem thêm