Left Tiếp tục mua sắm
Đơn hàng

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Promotion
Read more

Món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp lễ Chuseok (추석) - Tết Trung thu Hàn Quốc

Giống như Việt Nam chúng ta, Hàn Quốc là đất nước có truyền thống ngày Tết Trung thu thường niên. Đây được xem là một trong hai ngày Tết lớn nhất trong năm. Lễ Chuseok kéo dài 3 ngày, nó còn có tên gọi khác là Hangawi (한가위), rơi vào ngày 15 tháng 8 âm lịch.

Vào những ngày này, người Hàn có phong tục làm mâm cỗ dâng cúng tổ tiên. Trên một mâm cỗ có rất nhiều món ăn truyền thống, các loại hoa quả và bánh trái ngũ cốc, mục đích là để cầu mong một cuộc sống ấm no, sung túc, mùa màng ngày càng bội thu.

Hãy cùng điểm qua một số món ăn thường sẽ xuất hiện trên mâm cỗ của mỗi gia đình trong ngày lễ Chuseok nhé.

1. Songpyeon - Bánh Trung thu Hàn Quốc

Bánh Trung thu của Việt Nam là loại bánh nướng vàng với phần nhân thập cẩm, đậu xanh, khoai môn và lòng đỏ trứng muối. Bánh Trung thu của Hàn Quốc lại có phần vỏ dẻo dai vì làm bằng gạo nếp, còn phần nhân ngọt gồm mè, hạt dẻ, hạt thông và mật ong. Về hình thức, songpyeon có hình nửa mặt trăng và nhiều màu sắc với hương vị đặc trưng vì được hấp cùng với lá thông.


2. Youngyang chaltteok - Bánh gạo ngọt

Bánh gạo ngọt được làm từ các loại ngũ cốc gồm đậu đen, hạnh nhân, óc chó, táo đỏ và gạo nếp hấp chín. Cũng chính vì thế trong tên của nó mới có từ "youngyang - dinh dưỡng". Với vị ngọt từ đường và bùi béo từ các loại hạt ngũ cốc hòa trộn cùng nhau, đây được xem là món khoái khẩu của trẻ con và cả người lớn.

3. Kkaennip jeon - Lá mè nhồi thịt chiên giòn

Một món không thể thiếu trên bàn tiệc ngày Tết Trung thu chính là lá mè gói với hỗn hợp thịt được trộn đều các loại rau củ thái nhỏ, nhúng qua lớp bột trứng và chiên vàng giòn.

4. Modeumjeon - Món chiên khai vị

Modeumjeon là tên gọi của các món chiên khai vị được đặt trên bàn tiệc để ăn trong lúc chờ đợi món chính. Ở đây họ thường dùng bí ngòi, cá phi lê và tôm nhúng qua lớp bột trứng rồi chiên vàng.

Gogi wanjajeon - Thịt viên chiên cũng là một món khai vị trên bàn ăn ngày tết của người Hàn. Giữa vô số các món ăn được bày biện đặc sắc thì một đĩa thịt viên chiên giòn xuất hiện, hội tụ tất cả hương vị tươi mới từ các loại rau củ được hòa trộn, bằng một cách nào đó cho người ăn cảm giác no đầy sung túc.

5. Banchan - Món ăn kèm

Hàn Quốc nổi tiếng với văn hóa ẩm thực độc đáo, điển hình là những món phụ ăn kèm lại xuất hiện vô cùng nhiều trong bữa ăn. Một vài người còn nói bông đùa rằng nếu dùng hết các món banchan trong bữa ăn ở Hàn Quốc cũng đủ no bụng trước khi thưởng thức đến món chính. Và với ngày lễ tết có phần đặc biệt này thì trên bàn ăn lại xuất hiện 2 món ăn kèm khá thú vị.

Gosari namul - Dương xỉ trộn

Với món này người ta dùng phần ngọn non của cây dương xỉ vì nó mềm và dễ ăn nhất. Ngọn dương xỉ được luộc chín, để ráo và trộn đều với dầu mè, nước tương, một ít mè rang.

Sigeumchi namul - Rau bina

Bằng cách làm tương tự như với dương xỉ, thế nhưng lại có một chút khác biệt là sử dụng rau chân vịt (rau bina).

Đối với loại rau này, đầu bếp cần chần sơ và ngâm rau trong nước đá để giữ độ giòn tự nhiên. Thao tác nhanh, sau đó để rau ráo nước và trộn đều với dầu mè, mè, muối (tùy thích).

6. Japchae - Miến trộn

Sợi miến dai trộn cùng thịt bò và các loại rau củ được xào kèm theo, gia vị thiết yếu để chế biến thành công món ăn này là dầu mè, nước tương, mè rang, đường, tỏi.

7. Gujeolpan

Được xem là món ăn "tinh hoa ẩm thực", được bày biện vô cùng đặc sắc với 8 món gồm: cà rốt, dưa leo, trứng, bí ngòi, nấm, tôm, cải muối và thịt bò đều đã nấu chín. Ở giữa là bánh pancake trắng nhỏ, khi ăn chúng ta chỉ cần cuộn tất cả lại và chấm cùng một loại nước chấm đặc biệt gồm mù tạt và nước tương.

8. Súp củ cải

Trong một bữa ăn thì sẽ không thiếu được món súp nóng, và với bữa ăn đặc biệt như lễ Chuseok cũng như thế. Món súp củ cải được nấu cùng thịt bò và hành baro. Khi ăn, mùi vị của thịt bò kết hợp cùng củ cải tươi làm cho bữa cơm thêm phần trọn vẹn.

9. Galbijjim - Sườn om

Người Hàn sử dụng phần sườn bò kho cùng với các nguyên liệu như hành, nấm, cà rốt, củ cải và táo đỏ. Khi thành phẩm, món galbijjim có vị hơi mặn, thơm mùi đặc trưng của táo đỏ, nấm và các loại rau củ.

10. Sườn heo om cay

Thành phần cũng tương tự với món sườn bò ở trên, nhưng món này chú trọng nhiều hơn đến vị cay. Họ thêm vào công thức gochujang, ớt bột hoặc ớt tươi.

11. Tteokgalbi

Dịch theo nghĩa đen là bánh gạo sườn, nhưng không có "tteok - bánh gạo" nào ở đây cả. Trong món này, người ta lọc lấy phần thịt của sườn bò rồi xay nhuyễn, trộn đều với loại nước sốt riêng. Còn phần xương sẽ lăn qua một lớp bột mì, sau đó được nhồi vào phần thịt vừa trộn khi nãy và nướng lên.

Qua những món ăn truyền thống trong lễ Chuseok 추석 trên đây, chúng ta thấy rõ nét hơn nền văn hóa ẩm thực đặc sắc, phong phú của Hàn Quốc. Họ thể hiện sự mưu cầu một cuộc sống tốt đẹp, sung túc và no đầy, gửi gắm mong ước trong các món ăn vào những dịp lễ lớn.

Nguồn: https://www.koreanbapsang.com/

Dịch bởi: Tèobokki

Bật mí cách làm sốt mì lạnh trộn cay ngọt đúng điệu

Mì lạnh trộn Hàn Quốc (Bibim-Naengmyeon) là một món ăn mát lạnh, cay nồng và đầy hương vị, hoàn hảo cho những ngày hè nóng bức. Điều làm nên sức hấp dẫn của món mì này chính là nước sốt trộn đặc biệt, hòa quyện giữa vị cay ngọt và chua thanh của các nguyên liệu. Hãy cùng khám phá cách làm nước sốt Bibim-Naengmyeon chuẩn vị Hàn Quốc ngay dưới đây!

Xem thêm

Cách nấu sốt tokbokki ngon chuẩn Hàn tại nhà

Tìm hiểu công thức 3 loại sốt tokbokki ngon chuẩn Hàn: sốt cay ngọt truyền thống, sốt phô mai lắc béo ngậy, và sốt kem rose thơm béo!

Xem thêm

Cách làm sốt Thái ngon: Công thức sốt Thái xanh, sốt Thái đỏ

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách làm hai loại sốt Thái phổ biến: sốt Thái xanh và sốt Thái đỏ, để bạn có thể dễ dàng chế biến tại nhà để thưởng thức với mọi loại hải sản hay bất kì món hấp, nướng nào cũng ngon.

Xem thêm