https://www.pulmuone-lohas.com
Không có bữa tiệc món Hàn nào hoàn chỉnh nếu thiếu một đĩa miến trộn đầy màu sắc – một món ăn với sự kết hợp giữa miến, thịt và rau củ. Lần theo dấu vết của món ăn đầy hấp dẫn này là sự thú vị về lịch sử văn hóa và ẩm thực Hàn Quốc.
Mang ý nghĩa “sự pha trộn của các loại rau củ”, japchae đã diễn tả rõ ràng về món ăn và cái cách nó được rạo ra. Nói chung, thuật ngữ này dùng để chỉ các loại rau (namul) được xào cùng với thịt. Để làm nên món miến trộn, miến làm từ tinh bột khoai lang (dangmyeon) được xào với thịt và rau củ thái sợi bằng dầu mè, được nếm với nước tương và một ít đường.
Một điều thú vị là phiên bản gốc của món miến trộn không hề có thịt và miến. Quay trở về thời Joseon thế kỷ thứ 17, món japchae được phát minh bởi một trong những thần dân của vua Gwangaegun, người đã chế biến món ăn cho ngày kỷ niệm hoàng gia. Chuyện kể rằng, nhà vua rất thích món ăn mới này đến nỗi đã thăng chức cho một người hầu khiêm tốn lên một chức vụ tương đương với Bộ trưởng Ngân khố.
Vào thời điểm miến trộn được tạo ra, các đặc điểm đặc trưng của món ăn là thịt bò và miến vẫn chưa phổ biến trong chế độ ăn uống của người Hàn Quốc. Nói đúng hơn, rau củ chiếm ưu thế trong cách nấu ăn của họ. Điều đó còn thể hiện rõ hơn ở việc ngay cả ngày nay, không có bữa ăn nào là hoàn chỉnh nếu không có một loạt món ăn phụ (banchan) trưng bày các loại rau khác nhau theo từng cách chế biến.
Sự ảnh hưởng lâu dài của nền Phật giáo là một yếu tố quan trọng trong trong ẩm thực Hàn Quốc. Trong triều đại Goryeo trước thời Joseon, việc sử dụng gia súc để làm thực phẩm bị cấm theo tín ngưỡng Phật giáo. Phật giáo còn phản ánh sâu hơn trong ẩm thực truyền thống Hàn Quốc qua việc kết hợp nhiều loại rau củ trong cùng một món để cân bằng vị, kết cấu và màu sắc. Theo đó, nó được dựa trên năm ngũ hành (ohaeng), nhiều món ăn Hàn Quốc sử dụng năm màu: xanh (hành tây, bí ngòi, dưa leo), đỏ (ớt, cà rốt, táo), vàng và trắng (thường là trứng chiên được cắt sợi) và đen (nấm hoặc lá sẫm màu). Đó là lí do món japchae ra đời với nhiều màu sắc từ các loại rau củ và nguyên liệu.
https://images.squarespace-cdn.com
Thịt bò trở thành món ngon hiếm có trên bàn ăn của người Hàn Quốc ngoài tầng lớp quý tộc và cung đình ngày xưa. Việc chăn nuôi gia súc không được thực hiện trên quy mô lớn trong suốt phần lớn lịch sử Hàn Quốc vì yêu cầu đất đai và tài nguyên thâm canh. Chỉ đến khi người Mông Cổ xâm chiếm vào cuối thứ kỉ 13, sử dụng đồng cỏ và chăn nuôi gia súc thì việc tiêu thụ thịt bò mới trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, vẫn chưa thực sự nhiều cho đến tận thế kỉ 20, do nền kinh tế phát triển và hiện đại hóa chăn nuôi giúp cho thịt bò có giá cả phải chăng hơn. Ngày nay, các món ăn từ thịt bò là đặc trưng trong ẩm thực của Hàn Quốc và họ ưa chuộng thịt bò nội địa được gọi là Hanwoo (hoặc Hanu) hơn các loại nhập khẩu vì độ tươi và chất lượng của nó.
Cùng với thịt bò, chính người Mông Cổ cũng mang miến đến bán đào Triều Tiên trước đây. Ban đầu, miến được làm từ lúa mì và kiểu mạch, sau đó chúng được làm từ khoai lang sau khi loại củ này được nhập bởi Nhật Bản vào những năm 1760. Khoai lang được trồng nhiều ở những nơi đất dốc và nhiều đá, nơi mà những cây như lúa và các loại cây khác không trồng được, và cùng với sự sẵn có, daengmyeon làm từ khoai lang đã ra đời và trở thành thực phẩm cứu đói thời ấy.
Nguồn: foodfirst.org
Dịch bởi Tèobokki