Khi các nhà hàng kinh doanh thịt nướng Hàn Quốc mọc lên liên tục, cũng như nhu cầu tổ chức tiệc BBQ tại gia tăng cao thì lượng tiêu thụ lá mè cũng tăng theo nhanh chóng.
Để quý khách hàng và các đối tác kinh doanh có thể tiết kiệm và dễ dàng mua lá mè hơn, Tèobokki Store cung cấp số lượng lớn lá mè lên đến 20kg/tuần, được trồng tại Đà Lạt với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đạt yêu cầu, cho ra thành phẩm lá mè chất lượng.
Lá mè Hàn Quốc là lá gì?
Lá mè Hàn Quốc hay còn gọi với cái tên lá kê nhíp, lá tía tô Hàn Quốc, lá vừng,...là một loại rau thơm có hình dáng khá giống với lá tía tô ở Việt Nam. Lá mè có màu xanh đậm, kích thước cỡ lòng bàn tay với đường gân lá rõ, viền lá có gai nhọn (hình răng cưa). Khác với lá tía tô, lá mè có cả hai mặt lá màu xanh hoặc có nhiều lá mặt dưới có màu tím nhạt, khi ăn có vị húng quế trộn lẫn với vị của lá bạc hà nên được kết hợp với nhiều món ăn để tăng thêm hương vị.
Lá mè có tác dụng gì?
Lá mè đặc biệt giàu chất dinh dưỡng, vốn nổi tiếng là giàu chất sắt và nhiều gấp đôi so với rau bina. Chỉ cần ăn 30g lá mè là có thể đáp ứng đủ lượng sắt cần thiết cho một ngày. Ngoài ra, lá mè còn được xem là loại thực phẩm tốt cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em đang lớn.
Trong lá mè chứa luteolin, một loại flavonoid sắc tố thực vật, giúp giảm viêm trong cơ thể. Đặc biệt, nó có tác dụng chống dị ứng và giúp giảm các triệu chứng ho, sổ mũi và hắt hơi. Chất chống ung thư phytol có trong lá mè giúp loại bỏ tế bào ung thư. Thành phần phytol làm tăng hoạt động của các tế bào tiêu diệt tế bào ung thư và tạo điều kiện cho chức năng của đại thực bào. Lá mè cũng hữu ích trong việc ngăn ngừa ung thư bằng cách loại bỏ vi khuẩn E. coli gây bệnh cũng như các vi khuẩn gây bệnh khác và tăng cường chức năng miễn dịch.
Thành phần 'tinh dầu', hương thơm độc đáo tỏa ra từ lá mè giúp khử mùi tanh của thịt, cá nên nó rất được chuộng để ăn kèm các món thịt nướng. Đặc biệt, thành phần này đóng vai trò là chất bảo quản, khi ăn cùng với sashimi sẽ có tác dụng ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, lá mè rất giàu vitamin A và vitamin C, có lợi thế làm giảm cholesterol khi ăn với các món thịt nướng.
Xuất xứ lá mè tại Việt Nam? Mua lá mè ở đâu?
Có ít nước ăn lá mè mặc dù nó đã được trồng khắp châu Á như Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, nhưng chỉ có Hàn Quốc là ăn lá mè từ thời xa xưa. Ở nước láng giềng Nhật Bản, lá shiso tương tự như lá mè được dùng làm thực phẩm.
Tại Việt Nam, với nhu cầu sử dụng trong nước tăng cao nên lá mè đã được trồng tại nhiều địa phương. Hạt giống được lấy từ Hàn Quốc về trồng để cho ra hương vị cay thơm đặc trưng của lá mè xứ Hàn, được áp dụng kỹ thuật trồng tiên tiến theo hướng công nghệ cao từ Hàn Quốc. Ưu điểm của cây mè là dễ trồng, có thể thu hoạch liên lục, ít sâu bệnh, trong quá trình trồng không sử dụng phân bón hóa học nên rất thân thiện với môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tèobokki Store là cửa hàng cung cấp lá mè tại Sài Gòn với số lượng lớn lên đến 10kg/ tuần để phục vụ thực khách có nhu cầu ăn thịt nướng và chế biến các món ăn khác từ lá mè, cũng như các đối tác kinh doanh nhà hàng, quán ăn Hàn Quốc. Lá mè không chỉ giúp tăng thêm hương vị, khử mùi tanh khi ăn cùng thịt, mà còn có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác như kim chi lá mè, lá mè cuộn thịt chiên giòn, lá mè ngâm tương, hoặc lá mè cắt nhỏ rắc vào các món canh súp để dậy hương vị cho món ăn.
Lá mè tại cửa hàng chúng tôi được đặt trồng tại Đà Lạt, đây là nơi có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tốt để cây mè phát triển. Người dân thu hoạch lá mè rồi cuộn tròn để đảm bảo lá có kích cỡ đạt chuẩn chiều ngang từ 8-13cm theo yêu cầu. Lá mè sau đó được phân loại rồi đóng thùng, bảo quản và vận chuyển trong thời gian ngắn nhất tới cửa hàng để giữ được độ tươi ngon nhất.
Cách chọn mua và bảo quản lá mè
Khi chọn mua lá mè, nên chọn lá có màu xanh đậm, mùi thơm nồng, không bị khô thân. Ngoài ra, các sợi lông mịn rõ ràng và bề mặt thô ráp là những lá còn mới. Lá mè có kích thước cỡ lòng bàn tay (13cm) là đạt chất lượng tốt. Lá có màu xanh đậm với đường gân rõ, viền lá có gai nhọn và rõ ràng thì càng tốt. Nên tránh mua những lá có các chấm đen vì đây là dấu hiệu lá được ngâm trong nước lâu và bắt đầu bị úng nước.
Phần lông mịn trên lá mè rất dễ bám bụi nên khi ăn, bạn nên rửa thật sạch với nước. Để làm sạch lá mè, bạn có thể pha 30g trà xanh vào 1L nước và ngâm lá mè trong nước trà xanh khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước.
Có một số điều bạn cần lưu ý khi bảo quản và sử dụng lá mè. Điểm yếu lớn nhất của lá mè là dễ khô và héo ở nhiệt độ thấp. Vì vậy, cần lưu ý giữ nước cho lá mè. Không giống như xà lách, rau bina, cải thảo và củ cải, là những loại rau ăn lá giống nhau, lá mè bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ thấp và chuyển sang màu đen khi bảo quản ở nhiệt độ 0 ~ 1 ℃. Nên bọc lá mè lại một lần bằng khăn giấy, dùng màng bọc thực phẩm bọc lại rồi cho vào tủ lạnh. Ngoài ra, nếu độ tươi của lá mè bị mất đi thì hương vị của lá cũng bị giảm đi, tốt nhất là ăn hết càng nhanh càng tốt sau khi mua.
Các món ăn với lá mè
Do có mùi thơm rất đặc trưng và chứa các thành phần như limonene giúp làm giảm mùi tanh của thịt cá nên lá mè thường được người dân ưa thích dùng để làm rau cuốn khi ăn với các món như bulgogi, samgyeopsal, sườn nướng, sashimi,...Ngoài ra, có thể chế biến thành đa dạng các món khác như xào, ngâm với nước tương hoặc tương đậu nành, làm kimchi, tempura,...hoặc sử dụng như một thành phần phụ cho các món hầm và súp.
1001 cách ăn với lá mè (lá vừng, tía tô Hàn Quốc)
[ lá mè cuộn thịt nướng ]
[ kim chi lá mè ]
[ lá mè cuộn thịt chiên giòn ]
Mặc dù lá mè có thể ăn sống hoặc nấu chín, nhưng tốt hơn hết bạn nên ăn sống để hấp thụ đầy đủ thành phần vitamin C trong lá mè. Vì vitamin C trong lá mè là một hợp chất không bền nên dễ bị phá hủy trong quá trình nấu nướng. Khi thêm vào món canh hoặc súp, tốt nhất nên thêm ngay trước khi ăn.
Ngoài ra, không nên nấu chung lá mè với cà rốt. Cà rốt có chứa một loại enzyme phân hủy vitamin C, được gọi là ascorbinase. Khi nấu cả hai loại rau này cùng nhau, toàn bộ lượng vitamin C trong lá mè sẽ bị phá hủy.