Qua lời kể của những người Hàn Quốc lớn tuổi thì “Tteok (bánh gạo) thay cho Bap (cơm)”, điều này cho thấy Tteok ngon như thế nào. Theo một người lớn tuổi khác thì “Không quan trọng một người đã ăn bao nhiêu cơm, bởi vẫn luôn còn chỗ cho Tteok”. Tteok không bao giờ còn thừa lại vào những ngày lễ hay những dịp lễ hội, nó cũng là một món ăn thường ngày được nấu với những nguyên liệu nêm nếm có sẵn”.
Những viên Gyeongdan vừa ăn
Gyeongdan là những viên bánh gạo nhỏ được làm bằng cách trộn bột gạo với nước sôi, nặn bột thành những viên nhỏ như hạt dẻ, luộc trong nước, và phủ chúng với những loại Gomul khác nhau (phủ bột). Hình dạng tròn, nhỏ rất dễ thương, và nhờ vào Gomul giúp chúng không bị khô bên ngoài, Gyeongdan vẫn giữ được độ mềm trong một thời gian. Chalsusu-gyeongdan, được làm với bột nếp cao lương trong dịp kỷ niệm tròn 100 ngày của một đứa trẻ sơ sinh hoặc sinh nhật đầu tiên, được phủ bằng đậu đỏ nghiền bởi người ta tin rằng màu đỏ sẽ xua đuổi ma quỷ.
Kkultteok: một cái không bao giờ là đủ
Ở Hàn Quốc, sự diễn đạt ‘Gulttukgatta’ thường được sử dụng để ám chỉ việc ‘háo hức mong đợi một điều gì đó’. Ở đây Gulttuk có nguồn gốc từ Kkultteok (bánh gạo mật ong). Nó có nguồn gốc ban đầu từ tiếng địa phương của các tỉnh Gyeongsang và là một từ tượng thanh bắt chước âm thanh như nuốt Kkultteok. Trong quá khứ, khi mà lương thực khan hiếm, Kkultteok là món ăn mơ ước. Sự khao khát đối với Kkultteok có thể rất tuyệt khi người ta ao ước điều gì đó một cách tuyệt vọng, họ sử dụng cách diễn đạt “Kkultteokgatta” để ám chỉ “Tôi muốn nó càng nhiều càng tốt như Kkultteok”.
Yaksik: được làm từ những nguyên liệu có lợi cho sức khỏe
Yaksik là một món ăn ngon truyền thống theo mùa được ăn vào dịp Jeongwol Daeboreum, một lễ hội của người Hàn Quốc rơi vào ngày thứ 15 của tháng giêng âm lịch. Tên của Yaksik có nguồn gốc từ việc sử dụng mật ong trong các thành phần của nó. Vào thời xưa, mật ong thường được coi là thuốc, điều này giải thích cho từ “Yak” có nghĩa là “thuốc”. Vì vậy mà Gochujang chiên trộn với mật ong được gọi là Yakgochujang, trong khi bánh mật ong chiên được gọi là Yakgwa. Bởi vì những nguyên liệu có lợi cho sức khỏe như là gạo nếp, hạt dẻ, táo tàu, hạt thông và mật ong, Yaksik theo truyền thống được coi là một thực phẩm cực kỳ có lợi cho sức khỏe.
Hwajeon chiên được trang trí với những cánh hoa
Hwajeon (bánh gạo ngọt chiên với những cánh hoa) được làm bằng cách trộn bột gạo nếp với nước sôi, nặn bột thành những viên nhỏ, xếp những cánh hoa trên cùng, và chiên chúng trong một lượng ít dầu. Tùy thuộc vào những loại hoa ăn được trong mùa, Jindallae-hwajeon được làm với hoa đỗ quyên vào mùa xuân, Jangmi-hwajeon với cánh hoa hồng vào mùa hè, và Gukhwajeon với hoa cúc vào mùa thu. Trong suốt thời Joseon, hoàng hậu sẽ dạo chơi trong vườn Biwon của cung điện Changdeok vào mỗi ngày thứ ba của tháng ba âm lịch (Samjidnal). Bên cạnh một dòng suối gọi là Okryucheon, Hwajeons tròn được nấu bằng bột gạo nếp và trang trí bằng những cánh hoa đỗ quyên. Phong tục truyền thống này được gọi là Hwajeonnori, theo nghĩa đen có nghĩa là “Người thích nô đùa với Hwajeon”. Những người dân thường cũng thưởng thức Hwajeonnori của riêng họ.
Nguồn: Korean Food Storytelling: Tteok[Rice Cakes] (Tèobokki lượm lặt và phiên dịch)