Thương hiệu soju
Rượu soju bao nhiêu độ? Cách uống rượu soju
Là một loại rượu nổi danh xứ Hàn – Soju có riêng cho mình một huyền thoại đi sâu vào cội nguồn của xứ sở kim chi. Vốn có bề dày lịch sử phát triển từ khoảng thế kỉ 13 cho đến ngày nay, rượu soju vẫn bền bỉ đồng hành cùng văn hóa người Hàn Quốc qua các sự kiện lịch sử to lớn, chứng kiến những thay đổi rõ rệt trong nền công nghiệp chưng cất.
Nếu như người ngoại quốc chỉ nghĩ đến rượu soju như một thức uống đặc trưng của cả một đất nước, thì với người dân Hàn Quốc, nó là cả một nền văn hóa đi qua từng thế hệ mà trong đó còn chất chứa những lễ giáo gia nghi, phong tục kính trọng người lớn trên bàn ăn của đất nước này.
Chúng ta không nên vội đánh giá soju qua hương vị hay vẻ bề ngoài, mà chúng còn có nhiều hơn những gì mà mắt thường có thể thấy được. Hãy cùng tìm hiểu để biết điều hay ho xoay quanh những chai rượu xanh này nhé!
1. Lịch sử của rượu soju
Dành cho những ai chưa biết, rượu soju được sinh ra trong thời kì chiến tranh năm 1219, khi Mông Cổ chiếm đóng Triều Tiên – hay thường gọi là Bắc Hàn thì chính những người Mông Cổ đã truyền dạy cho người Hàn Quốc nền công nghiệp chưng cất rượu từ gạo, mà họ đã học được từ người Ba Tư trong một cuộc xâm lược, từ đó rượu soju truyền thống bắt đầu ra đời và trở nên thịnh hành ở Hàn Quốc.
Cho đến năm 1227, tức dưới thời Goryeo, được cho là thời kì phát triển của món thức uống này. Xung quanh căn cứ người Mông Cổ tại Bắc Hàn có vô số các nhà máy chưng cất rượu được xây dựng, sơ khai khi ấy rượu soju truyền thống được nấu bằng cách cho lên men ngũ cốc hoặc gạo trong khoảng 15 ngày.
[Nguyên liệu nấu rượu soju thời xưa]
Đến thời kì Nhật Bản chiếm đóng, rượu soju có một khoảng thời gian dài dần trở nên sa sút. Cho đến thời kì cận đại soju mới được vực dậy bắt đầu thời kì phát triển thịnh vượng của mình. Điển hình là năm 1919 nhà máy soju đầu tiên được xây dựng tại Bình Nhưỡng, tiếp theo đó là cột mốc năm 1924, công ty rượu Jincheon ra đời tại Pyeongnam.
Rượu soju phát triển đến mức chính phủ ban phải hành luật quản lí ngũ cốc khi đứng trước nguy cơ thiếu lương thực. Từ đó rượu soju được sản xuất theo hình thức pha loãng cho đến ngày nay. Đồng thời vào năm 1973 chính phủ còn áp dụng chính sách: “1 tỉnh 1 công ty” nhằm giới hạn số lượng công ty rượu lúc bấy giờ. Và cho đến nay các công ty rượu soju đều đa số đánh mạnh vào thị trường người trẻ rộng lớn và có sức hút đặc biệt.
2. Quá trình sản xuất rượu soju
Để làm ra một thành phẩm rượu soju đến tay người dùng, người làm phải trải qua các công đoạn như: ngâm và rửa sạch gạo, trộn gạo với men nở, nhào hỗn hợp, để nguội và ủ hỗn hợp, sau đó là sàng lọc. Nồi nấu rượu được thiết kế riêng để thuận lợi cho quá trình nấu rượu phức tạp, nước cốt rượu sau khi được nấu sẽ trải qua các bước pha loãng bao gồm pha với tỉ lệ nước nhất định, thêm các chất phụ gia để quyết định hương vị cũng như nồng độ khác nhau của từng loại rượu.
Tỉ lệ pha loãng rượu soju hiện nay với các thành phần tạo hương và vị thường giao động khoảng 17,5 - 21%. Đối với soju tầm trung hay thường gọi là soju chưng cất từ gạo, ngũ cốc và khoai lang sẽ ít được pha loãng hơn, nên chúng có độ cồn rất cao từ 21 – 42%.
Ngày nay, soju có rất nhiều hương vị được được cho ra mắt trên thị trường như vị đào, chanh, táo, việt quất, dâu, yogurt… Nhưng vị soju truyền thống không vì thế mà bị lãng quên. Một vài người trẻ yêu thích hương vị cũ vẫn giữ nguyên thói quen uống soju truyền thống trên bàn ăn. Nhưng để trải nghiệm hương vị mới mẻ đồng thời kích cầu sự tò mò của khách hàng, các công ty rượu luôn không ngừng sáng tạo ra các hương vị mới.
3. Rượu soju bao nhiêu độ?
Nồng độ cồn soju khác nhau tùy theo nhãn hiệu và loại. Rượu soju truyền thống có nồng độ khoảng 40% ABV, loại này không được bán phổ biến nhưng vẫn có thể mua được từ các nhà cung cấp rượu soju thủ công và cao cấp hoặc bạn chỉ có thể tìm thấy tại các quán pubs và cửa hàng chuyên bán soju.
Ngày nay, các hãng rượu soju liên tục thay đổi nồng độ cồn và tạo ra một cuộc đua, soju được sản xuất đại trà có nồng độ cồn thấp hơn để thu hút khách hàng nữ trẻ tuổi. Các hãng như Chamisul, Jinro và Chum Churum chỉ ở khoảng 19-25% ABV. Qua nhiều thập kỷ, rượu soju được sản xuất hàng loạt đã giảm dần nồng độ cồn. Vào những năm 1960, soju có khoảng 30% ABV, và đã giảm xuống còn 25% trong những năm 1990. Đến giữa những năm 2000, các sản phẩm soju mới ‘nhẹ nhàng hơn’ đã ra đời để thu hút nhiều khách hàng nữ hơn.
Vào năm 2015, rượu soju hương trái cây ra mắt, nồng độ cồn giảm xuống còn 12-13%. Rượu soju trái cây hay còn biết đến là soju cocktail có nồng độ cồn thấp cùng với hương vị trái cây rất dễ uống được ưa chuộng bởi khách hàng nữ, một số người thậm chí còn cắm ống hút vào và uống như nước trái cây.
- Dưới đây là nguyên tắc chung của các sản phẩm rượu soju
- Soju chai xanh: Nồng độ cồn khoảng 22%
- Soju chai xanh vị trái cây: Nồng độ cồn khoảng 12-13%
- Soju truyền thống (không phải chai xanh): 25-40%
- Nồng độ cồn của soju theo thương hiệu
- C1 Blue Soju – 18-19.8%
- Chamisul 16.9 – 16.9%
- Chamisul Original – 20%
- Chamisul Fresh – 17.2%
- Chamisul Trái cây – 13%
- Cho-eun Day (Good Day) Trái cây – 13.5%
- Cho-eun Day (Good Day) Original – 16.9%
- Chum-Churum Mild – 16.8%
- Chum-Churum Original – 17.5%
- Chum-Churum Trái cây – 12-14%
- Jinro Original – 20.1%
- Jinrro Trái cây – 13%
4. Các hãng rượu soju phổ biến
Chamisul – Hite Jinro
Đây là thương hiệu soju bán chạy nhất Hàn Quốc nên chắc chắn phải nhắc đến đầu tiên. Rượu soju Chamisul được làm từ khoai lang và các loại tinh bột khác, nó nổi tiếng nhất ở Seoul nhưng cũng được vận chuyển và biết đến khắp Hàn Quốc. Chamisul được sản xuất bởi Hite Jinro và công ty này cũng có nhiều dòng soju khác như Jinro Original và Jinro Fresh.
Rượu soju Chamisul được miêu tả là có hương vị thanh khiết, trung tính, là lựa chọn hoàn hảo với đồ ăn Hàn Quốc / đồ ăn nhẹ Hàn Quốc. Chamisul truyền thống có vị hơi đắng so với những loại soju khác nên sẽ phù hợp hơn với cánh đàn ông. Tuy nhiên, hãng cũng cho ra mắt dòng rượu soju trái cây đa dạng hương vị để phục vụ các chị em phụ nữ. Dù cần loại soju nào thì Jinro cũng sẽ có loại phù hợp với bạn.
Chum Churum
Nếu bạn đang tìm kiếm một loại rượu soju nhẹ nhàng hơn thì hãy thử Chum Churum. Chum Churum có nghĩa là “như lần đầu tiên”, được làm từ hỗn hợp gạo và các loại ngũ cốc. Phụ nữ Hàn Quốc có xu hướng yêu thích thương hiệu này cũng như những người uống rượu trẻ tuổi, những người không quen uống rượu. Rượu soju Chum Churum được sản xuất bởi Lotte Liquor, điều làm nên sự đặc biệt của hãng là soju được làm bằng nước khoáng kiềm (alkaline), đây là lí do tại sao người ta thường hướng dẫn nên lắc chai rượu Chum Churum trước khi uống để có hương vị mượt mà hơn.
Good Day
Rượu soju Good Day soju được làm bằng nước khoáng tự nhiên từ núi Jirisan, Do kết hợp nước khoáng kiềm tự nhiên nên nồng độ cồn thấp hơn. Điều khiến rượu soju Good Day trở nên phổ biến ở Hàn Quốc là nó có nhiều hương vị soju trái cây khác nhau. Phổ biến nhất là vị bưởi, ngoài ra còn có các vị khác như lựu, nho, chanh. Soju Good Day đặc biệt phổ biến tại các trường đại học ở Hàn Quốc và là loại yêu thích của nhiều sinh viên.
4. Mua rượu soju ở đâu? Giá bao nhiêu?
Rượu soju hiện nay được bán rộng rãi tại thị trường Việt Nam, bạn có thể tìm mua tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên nhập khẩu thực phẩm Hàn Quốc. Đa số ở những địa điểm này có đầy đủ các thương hiệu soju phổ biến và ưa chuộng nhất Hàn Quốc như Jinro, Chum Churum, Chamisul, Korice,..với vị truyền thống và hương trái cây đa dạng.
Giá rượu soju cũng khác nhau tùy thuộc vào mỗi thương hiệu và hương vị nhưng nhìn chung không chênh lệch nhiều, dao động từ 55,000 – 70,000 / chai. Soju thường có vẻ ngoài giống nhau và rất dễ nhầm lẫn vì đều có màu xanh lá, chỉ khác ở phần label nhãn dán trên thân chai. Khi mua hàng bạn nên tìm đến các địa điểm uy tín và quan sát kĩ tên thương hiệu để phân biệt và chọn cho mình sản phẩm rượu soju phù hợp nhất nhé!
5. Cách pha rượu soju
Ngày nay các bạn trẻ còn thỏa sức sáng tạo các cách pha rượu soju theo những cách mới lạ, chẳng những tạo sự thú vị cho các buổi tụ tập mà còn tăng hương vị soju, dễ uống hơn cho người không thường xuyên dùng đồ uống có cồn.
Phía trên là 7 cách uống mới mẻ của soju mà lớp người trẻ tại Hàn thường hay thưởng thức. Đối với khẩu vị người Việt, cách pha soju cùng Yakult hoặc cùng kem trái cây điển hình như kem Melona có lẽ sẽ hợp. Hương vị thanh ngọt mà lại không quá gắt cực hợp với các buổi tiệc gặp mặt hội bạn. Tuy nhiên nếu vẫn ưu chuộng vị soju truyền thống không pha thì bạn nên giữ rượu ở khoảng nhiệt độ 8-10 độ, vị rượu sẽ cực kì ngon hơn rất nhiều đó.
Soju đã trở thành loại thức uống nổi tiếng toàn cầu, vượt qua ranh giới Hàn Quốc mà lan rộng ra các nước phương Tây. Tokki soju – một hãng rượu tại New York được Bran Hill chưng cất theo phong cách Hàn Quốc đã cực kì nổi tiếng vì được nhà hàng Oiji ở Manhattan và nhà hàng Hàn Quốc ở Brooklyn truyền miệng nhau. Hiện tại, loại rượu này đang được bán với giá 28$ (gần 33,000 won).
6. Mồi nhậu và cách giải rượu
Nếu đang lăn tăn không biết chuẩn bị đồ nhắm gì với rượu soju thì hãy nghĩ đến một vài gợi ý sau nhé!
Thịt ba chỉ nướng: Chẳng lạ lẫm gì khi thấy cảnh tượng quen thuộc trên các bộ phim Hàn Quốc. Trên một bàn nướng luôn luôn có bóng dáng của chai rượu soju quen thuộc và kèm theo đó là món thịt ba chỉ nướng. Đây còn được cho là mồi nhắm yêu thích của các bữa tiệc họp mặt hay liên hoan công ty.
Chân giò: Có hàm lượng đạm khá cao, món ăn này được người Hàn Quốc xem như một món nhắm để giải rượu và chống say.
Súp chả cá: Giữa thời tiết mát lạnh ngày đông thì món súp chả cá được xem là món ăn lí tưởng để làm mồi nhắm với soju.
Ngoài những món ăn trên, các món đồ nhậu soju còn có sashimi, khô mực hay trái cây cũng thường xuyên được sử dụng.
Về cách giải rượu thì cho thấy soju là một loại rượu được pha loãng có độ cồn không quá mạnh như các loại rượu Tây, cho nên việc giải rượu chúng ta còn có thể sử dụng các loại trái cây, rau củ tự nhiên hoặc có sẵn trong bếp như: mật ong, giá, trà, nước mơ, cà chua và trứng… Ngoài ra đối với cách dân gian truyền thống tại Việt Nam thì chanh hoặc nước cốt chanh cũng có hiệu quả giải rượu không kém cạnh.
7. Văn hóa uống rượu soju
Soju không chỉ đơn giản là đồ uống đặc trưng của một quốc gia, mà chúng còn kết tinh đủ những nét đẹp để của nền văn hóa truyền thống Hàn Quốc. Thái độ lễ phép của người trẻ đối với những người lớn tuổi hơn mình rất được xem trọng qua việc người Hàn Quốc không bao giờ tự rót rượu cho mình vì họ xem đấy là biểu hiện kém duyên.
Người trẻ khi nhận ly rượu hoặc rót rượu cho người lớn đều cung kính cuối người và thao tác bằng hai tay biểu đạt cho thái độ tôn trọng người lớn. Chẳng những thế khi uống sẽ xoay người hẳn sang một bên, theo một góc độ nào đó đây được xem là một nét đẹp tiềm ẩn trong văn hóa uống rượu tại Hàn Quốc, từ đó có thể thấy tuy là một nước văn minh hiện đại, nhưng Hàn Quốc luôn giữ gìn các quy tắc cũng như lề lối phong tục bền bỉ qua từng thế hệ.