Left Tiếp tục mua sắm
Đơn hàng

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Promotion
Read more

Bánh quy: Là cookie hay biscuit?

Dù là hai loại khác nhau nhưng trong tiếng Việt, cookie và biscuit đều được gọi chung là “bánh quy”. Có lẽ nhiều người trong chúng ta thắc mắc những câu hỏi chẳng hạn như: “Bánh cookie và biscuit có phải là một loại?” Hoặc “cookie và biscuit có gì khác nhau không?”

Theo wikipedia, bánh quy (cookie) là thực phẩm được nướng hoặc làm chín có hình dạng nhỏ, phẳng và ngọt. Bánh thường chứa bột, đường và một số loại dầu hoặc chất béo. Món này có thể bao gồm các thành phần khác như nho khô, yến mạch, sô cô la chip, các loại hạt, v.v. Tuy nhiên, ở hầu hết các quốc gia nói tiếng Anh ngoại trừ Hoa Kỳ và Canada, bánh quy giòn được gọi là biscuits. Trong tiếng Việt, biscuits được gọi là bánh bích quy (bắt nguồn từ tiếng Pháp biscuit /biskɥi/). Các loại bánh quy cứng hơn cần nhai kỹ được gọi là cookies ngay cả ở Vương quốc Anh.

[Meme từ Facebook: 9GAG]

Điều đó cho thấy, cách gọi bánh quy là cookie hay biscuit ở mỗi quốc gia lại có sự khác nhau. Sự khác biệt giữa cookie và biscuit là một chủ đề tranh cãi sôi nổi và thú vị. Ở nhiều vùng của Bắc Mĩ, một chiếc bánh biscuit là loại được nướng giòn, có màu vàng nâu ở phía ngoài nhưng bên trong lại mềm mịn, những chiếc bánh quy này có điểm khác biệt rất lớn so với bánh quy kiểu Anh mà chúng ta thường thấy.

Bỏ qua sự khác biệt giữa cách gọi, một điều phải công nhận rằng những chiếc bánh quy – bất kể là chúng được làm như thế nào thì đều rất ngon. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu điều gì đã làm cho mỗi loại bánh quy trở nên độc đáo. Hãy cùng xem nhé!

PHÂN BIỆT GIỮA COOKIE VÀ BISCUIT

 

Về kết cấu bánh và kỹ thuật làm bánh

[Cookie]

Khác biệt đầu tiên để phân biệt giữa cookie và biscuit là cách chúng được tạo ra. Chữ “cookie” bắt nguồn từ chữ “koekje” trong tiếng Hà Lan có nghĩa là “bánh nhỏ”. Những chiếc bánh nhỏ này là sản phẩm phụ ban đầu được làm để kiểm tra nhiệt độ trong lò nướng trước khi tiến hành nướng bánh chính.

Giống như bánh ngọt, cookie được làm từ loại bột mềm, dày và đặc hơn bánh quy kiểu Anh. Khi được nướng xong, cookie lớn hơn, mềm hơn và trông sần sùi so với người chị em biscuit.

[Biscuit]

Ngược lại, từ biscuit bắt nguồn từ tiếng Latin “bis” (hai lần) và “coquere” (nấu chín), về cơ bản nó có nghĩa là được nướng hai lần. Bánh biscuit cứng hơn, mỏng hơn và trông nhẵn hơn bánh cookie, để làm bánh biscuit thì cần pha bột đặc hơn để tạo ra kết cấu bánh chính xác.

Món ăn vặt đầy hấp dẫn này thường chỉ được làm với những nguyên liệu đơn giản như bơ, bột và đường và điều này làm cho biscuit trở thành loại bánh hoàn hảo để ăn kèm khi uống trà. Thường người ta sẽ thưởng thức bằng cách nhúng vào sữa, trà hoặc cà phê, đây là cách hoàn hảo nhất để bánh biscuit dung hòa hương vị với loại thức uống.

Về nguyên liệu sử dụng

Sự kỳ diệu của bánh cookie nằm ở phần nguyên liệu được thêm vào. Chocolate chip, các loại hạt, nho khô, bánh vụn, caramel và còn nhiều loại khác nữa. Có rất nhiều nguyên liệu phong phú khác nhau có thể được thêm vào chiếc bánh cookie. Những nguyên liệu này được thêm vào trộn với bột trước khi đem đi nướng mà ít khi được trang trí sau khi nướng xong.

Biscuit theo kiểu Anh lại có thể được trang trí cầu kì chính vì làm từ những nguyên liệu đơn giản. Chẳng hạn như nhiều loại được tẩm hoặc nhúng trong các loại chocolate khác nhau. Chúng cũng có thể được rưới bằng chocolate hoặc caramel. Bánh biscuit còn được phủ lớp kem hoặc nhân mứt ở giữa như bánh quy kem Bourbon và Custard!

 

Ngày nay, chính vì sự phong phú trong công thức chế biến các loại bánh quy cùng với sự giao thoa văn hóa giữa các nước mà nhiều nơi trên thế giới không còn quá quan trọng về cách gọi giữa hai loại bánh này nữa. Một số loại bánh quy phổ biến nhất có thể kể đến như sau.

Bánh quy Anzac

Đây là loại bánh quy có xuất xứ từ quân đội Úc, hay còn được gọi với tên Anzac Wafer hay Anzac Tile. Về cơ bản, đây là loại bánh quy được làm từ bột mì, nước và đường hoặc muối, có hạn sử dụng lâu dài thay thế cho bánh mì (Nghe là liên tưởng đến lương khô của Việt Nam).

Loại bánh quy này rất cứng, binh lính thích sử dụng bằng cách nghiền ra và ăn như cháo. Ngày nay, chúng được gọi là “Bánh quy quốc gia” của Úc. Ngày ANZAC được tổ chức tại Úc và New Zealand vào 25 tháng 4. Xung quanh ngày ANZAC, những chiếc bánh quy này cũng thường được các tổ chức cựu chiến binh sử dụng để gây quỹ chăm sóc và phúc lợi cho các cựu chiến binh lớn tuổi.

Biscotti

Trong tiếng Ý, biscotti có nghĩa “nấu hai lần”. Từ biscotto được tạo từ hai từ bis (hai lần) và cotto (nấu chín). Biscotti cũng là thuật ngữ chung cho các loại bánh quy trong tiếng Ý. Bột được tạo thành từng ổ và nướng cho đến khi có màu vàng nâu. Các ổ bánh sau đó được cắt lát, và từng chiếc bánh quy được nướng lại để có độ khô đặc trưng. Thời hạn sử dụng của biscotti là ba đến bốn tháng mà không có chất bảo quản hoặc chất phụ gia. Các quốc gia khác cũng có phiên bản của loại bánh quy này – rusk của Hà Lan, biscotte của Pháp và bánh zwieback của Đức.

Brownie

Là loại bánh quy làm từ chocolate, cái tên brownie đến từ màu sắc nâu sẫm của món bánh này.

Nguồn gốc của bánh brownie chocolate không thực sự rõ ràng nhưng có thể đoán rằng nó được tạo ra một cách tình cờ, đó là khi đầu bếp quên bỏ bột nở vào bột bánh chocolate. Trong cuốn catalog Roebuck vào năm 1897 đã xuất bản công thức đầu tiên của bánh quy brownie và sau đó nó trở nên nhanh chóng phổ biến khắp nơi.

Bánh quy chocolate chip

Ngày nay, bánh quy chocolate chip vẫn là một lựa chọn yêu thích của những người sành bánh quy. Thuật ngữ “toll house” đã trở thành một phần của tiếng Mỹ để chỉ đến loại bánh này của hãng Nestle. Theo đó, bánh quy chocolate chip có nguồn gốc ở Hoa Kỳ vào khoảng năm 1938, khi Ruth Graves Wakefield cắt nhỏ một thanh sô cô la nửa ngọt của Nestlé và thêm sô cô la cắt nhỏ vào công thức bánh quy.

Bánh quy bơ đậu phộng

Bánh quy bơ đậu phộng được làm từ bột được cán bằng tay, sau đó dùng nĩa tạo các hoa văn đường sọc trên mặt tương tự như bánh quế. Việc trang trí đường sọc này được cho là giúp bánh nướng chín đều hơn trong khi một số người cho rằng đó là dấu hiệu cảnh báo cho những người bị dị ứng đậu phộng.

Bột thường bao gồm bơ, bơ đậu phộng, trứng, sữa, bột mì, đường và muối. Ngày nay, những chiếc bánh quy này đã trở nên phổ biến đến mức có cả Ngày bánh quy bơ đậu phộng quốc gia, được tổ chức vào ngày 12 tháng 6.

Bánh quy Canestrelli

Canestrelli là loại bánh quy bơ của Ý đơn giản nhưng thơm ngon có nguồn gốc từ thời xưa - chúng được chế biến từ thời Trung cổ, thường được dùng làm quà tặng trong các dịp lễ hội như đám cưới hoặc lễ tôn giáo. Nguồn gốc của tên loại bánh này không rõ ràng, nhưng nó có thể xuất phát từ từ canestro, dùng để chỉ một cái giỏ rơm được dùng để đựng bánh để nguội sau khi nướng.

Bánh quy canestrelli được làm trên khắp nước Ý với nhiều công thức khác nhau, nhưng lại được biết đến nhiều nhất ở vùng Liguria, nơi sản xuất ra hình dáng bánh dễ nhận biết nhất của canestrelli là một bông hoa với lỗ nhỏ ở giữa. Một số loại phổ biến khác còn có hình dạng bánh quế từ Piedmont, hay loại có hai miếng bánh xốp chocolate kẹp kem hạt phỉ chocolate ở giữa.

Savoiardi

Savoiardi hay còn gọi là bánh ladyfingers là loại bánh quy xốp ngọt truyền thống có hình dạng to bằng ngón tay. Nó được làm ra bởi Duchy of Savory cho chuyến đi thăm vua Pháp vào thế kỉ 15. Những chiếc bánh quy chính thức của triều đình này thường được cung cấp cho du khách như một đặc sản của ẩm thực địa phương.

Kết cấu của ladyfingers xốp, nhẹ và khô, và chúng thường được làm bằng sự kết hợp của bột mì, lòng trắng trứng và lòng đỏ, đường và đường bột. Những chiếc bánh quy xốp này thường được sử dụng trong các món tráng miệng như bánh mì que và bánh nướng nhỏ, tiramisu và bánh sô cô la.

 

Cookie và Biscuit: Bạn thích loại nào hơn?

Cả hai loại bánh quy cookie và biscuit đều có những đặc điểm riêng biệt và hấp dẫn. Chúng đều có những điểm giống và khác nhau, và cũng thật ngon khi thưởng thức cùng trà nóng. Là một người sành ăn bánh quy, bạn yêu thích loại nào hơn?

Bật mí cách làm sốt mì lạnh trộn cay ngọt đúng điệu

Mì lạnh trộn Hàn Quốc (Bibim-Naengmyeon) là một món ăn mát lạnh, cay nồng và đầy hương vị, hoàn hảo cho những ngày hè nóng bức. Điều làm nên sức hấp dẫn của món mì này chính là nước sốt trộn đặc biệt, hòa quyện giữa vị cay ngọt và chua thanh của các nguyên liệu. Hãy cùng khám phá cách làm nước sốt Bibim-Naengmyeon chuẩn vị Hàn Quốc ngay dưới đây!

Xem thêm

Cách nấu sốt tokbokki ngon chuẩn Hàn tại nhà

Tìm hiểu công thức 3 loại sốt tokbokki ngon chuẩn Hàn: sốt cay ngọt truyền thống, sốt phô mai lắc béo ngậy, và sốt kem rose thơm béo!

Xem thêm

Cách làm sốt Thái ngon: Công thức sốt Thái xanh, sốt Thái đỏ

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách làm hai loại sốt Thái phổ biến: sốt Thái xanh và sốt Thái đỏ, để bạn có thể dễ dàng chế biến tại nhà để thưởng thức với mọi loại hải sản hay bất kì món hấp, nướng nào cũng ngon.

Xem thêm