Mandu được chế biến bằng cách vo tròn hỗn hợp thịt băm và rau, bọc lớp vỏ bánh tròn mỏng và gấp mép vỏ bánh lại. Trước đây món ăn được chuẩn bị cho các lễ cúng tổ tiên hoặc yến tiệc và được thưởng thức như là một món đặc sản vào mùa đông lạnh giá. Mandu nấu với nước thịt bò gọi là 'mandu-guk' (canh mandu); Mandu hấp và dùng không đi kèm với nước canh gọi là 'jjin-mandu' (mandu hấp); và Mandu dùng cùng với canh thịt bò cay gọi là 'yeonsu' (mandu mùa hè)
Được phát minh bởi vị quân sư tài ba
Mandu là một món ăn Trung Hoa do Gia Cát Lượng* phát minh. Khi Gia Cát Lượng trên đường trở về quê hương sau khi chinh phục được các khu vực phía Nam, ông ấy và đội quân của mình gặp khó khăn khi qua sông vì những đợt sóng mạnh và gió to. Người ta bảo ông rằng vị thần sông đang thể hiện sự tức giận của mình, và nếu 49 đầu người được dâng tế lễ thì họ sẽ được băng qua sông an toàn. Vị quân sư Gia Cát Lượng không đồng ý tế lễ những người vô tội và thay vào đó ông chế tạo ra những chiếc bánh tròn bằng bột mì được nhồi thịt bò và thịt cừu có hình dáng đầu người. Ông đã dâng món ăn này cho vị thần sông, không lâu sau đó dòng sông trở nên tĩnh lặng. Người dân ở phía Nam Trung Quốc tin rằng sự dâng tế món ăn này của Gia Cát Lượng đã xoa dịu được vị thần sông, và họ đặt tên cho món ăn này là 'mandu', có nghĩa là "cái đầu lừa dối". Một giả thuyết khác cũng cho rằng Mandu có nghĩa là "những cái đầu ở phía Nam Trung Quốc". Dù được hiểu theo cách nào đi chăng nữa, sau sự kiện ngày hôm đó thì món bánh xếp có hình dạng đầu người đã lan rộng ra những vùng phía Bắc và trở thành một trong những món ăn tiêu biểu của người Trung Quốc. Món ăn này cũng được lan rộng ra Hàn Quốc và Nhật Bản, và hiện nay thì há cảo được thưởng thức ở cả ba quốc gia.
Mandu rất được yêu thích bởi người dân thời Goryeo
Khi bàn về nguồn gốc của há cảo Hàn Quốc, người ta thường nhắc đến một bài hát dân ca nổi tiếng có tên "Ssanghwajeom" (Tiệm há cảo) ở triều đại Goryeo. Bài hát mô tả nhóm người Duy Ngô Nhĩ (Mông Cổ) đến và quá trình mở các cửa tiệm há cảo, và người dân đã thưởng thức món ăn này như thế nào. Tuy nhiên, giai điệu bài hát lại khá gợi cảm. Một chuyển thể của bài hát được dịch như sau "Một người phụ nữ đến tiệm há cảo để mua một ít há cảo. Ông chủ người Mông Cổ nắm lấy tay cô ấy. Nếu câu chuyện này trở nên nổi tiếng thì tôi cho rằng chính bạn, cậu bé làm việc lặt vặt trong cửa tiệm, lan truyền câu chuyện này. Và nếu như câu chuyện này được truyền rộng rãi thì những người phụ nữ khác sẽ đến đó và ngủ lại với ông chủ cửa tiệm. Chỗ ngủ của người phụ nữ rất ấm cúng".
Một số người khi nhắc đến bài hát đã bông đùa rằng người Mông Cổ đã mở cửa tiệm há cảo ở Gaeseong (thủ đô của Triều đại Goryeo) vào năm 1279 trong suốt thời kỳ trị vì của Vua Chungryeol có thể là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tiên ở Korea.
*Gia Cát Lượng (181-234) là chiến lược gia quân đội và là nhà phát ngôn của Đế quốc Thục Hán trong thời Tam Quốc của lịch sử Trung Hoa. Gia Cát Lượng giúp Lưu Bị đánh bại hoàn toàn lực lượng của Tào Tháo liên minh với Tôn Quyền trong trận chiến có tên gọi "Tam quốc diễn nghĩa"
Nguồn: Great Foods Great Stories From Korea