Dành cho vài người không biết thì đường nâu khác hoàn toàn với đường cát trắng đã qua tinh luyện, vì vốn dĩ là lớp mật mía cuối cùng sau khi đã được cô đọng tinh luyện trong quá trình nấu đường, có màu nâu đậm hoặc nhạt tùy vào lượng mật mía được pha vào đường cát trắng. Thường sau khi nấu ra thành phẩm đường cát trắng, phần nước mía còn lại có màu nâu đen người ta hay gọi là mật mía, phần này có vị ngọt thanh đặc biệt và có mùi vị lại thơm ngon vô cùng cuốn hút người dùng.
Đường nâu được làm như thế nào?
Chúng ta sẽ phân chia đường nâu thành hai sản phẩm chính là đường nâu tự nhiên và đường nâu thương mại. Người ta thường phân biệt hai loại sản phẩm chính với công đoạn cuối cùng:
Đường nâu tự nhiên: Khi sản xuất loại đường này chúng ta sẽ giữ lại một phần mật rỉ đường ở giai đoạn cuối trong quá trình luyện đường.
Đường nâu thương mại: Là loại đường được sản xuất bằng cách sử dụng đường trắng và thêm một lượng mật đường vào để nhuộm màu cho đường. Tỉ lệ mật đường được sử dụng trong loại đường này thường chứa khoảng 10% tổng trọng lượng đường nâu.
Người ta thường dùng mật mía trộn cùng với đường cát trắng để nhuộm cho ra thành phẩm đường nâu với tỉ lệ mật mía khoảng 8-10%. Trong ẩm thực, đường nâu rất được các đầu bếp làm bánh cực kì yêu thích và sử dụng vì có mùi thơm đặc biệt giúp việc làm caramel trở nên ngon và dễ dàng hơn bao giờ hết.
Ngoài ra các bà nội trợ thường thích dùng đường nâu để thắng nước màu vì thành phẩm có màu nâu óng ánh cực đẹp, hoặc tạo ngọt trong các món bánh kẹo và các món ăn khác mà vị lại không ngọt gắt. Đặc biệt hạt đường nâu có kích thước lớn hơn so với đường kính bình thường nhưng lại rất dễ tan trong nước, việc thay thế đường trắng bằng đường nâu đã được các đầu bếp nhận định rất phù hợp với món bánh cookie, bánh quy vì đường nâu không những tạo ngọt, dậy mùi, đậm màu mà còn khiến cốt bánh luôn ẩm mịn tránh được tình trạng khô cứng như sử dụng đường trắng thông thường.
Giá trị dinh dưỡng của đường nâu
Một số nghiên cứu cho thấy, đường nâu có giá trị dinh dưỡng cao hơn hẳn với đường cát trắng thông thường với hàm lượng calo thấp, chứa nhiều canxi và sắt rất tốt cho sức khỏe. Người ta còn dùng đường nâu để làm đẹp ví dụ như làm tẩy tế bào chết hoặc mặt nạ giúp da mềm mịn trắng sáng hơn, đồng thời giữ độ ẩm tuyệt đối cho da.
Ngày nay người ta còn dùng đường nâu để chế biến các loại các món nước, hoặc làm topping như thạch và trân châu hoàng kim trong các món trà sữa đang được các bạn trẻ phát cuồng yêu thích. Hầu hết đa số các hàng quán kinh doanh trà sữa, bánh ngọt đều lựa chọn nguyên liệu đường nâu này để giúp gia tăng chất lượng món ăn, và sự lựa chọn phổ biến thường là đường nâu Hàn Quốc Beksul với chất lượng được kiểm duyệt kĩ càng và nhận về nhiều sự đánh giá tốt. Với mức giá dao động 70.000 cho 1kg đường, trên thực tế có phần nhỉnh hơn với thị trường ở các chợ và siêu thị, thế nhưng đối với chất lượng thì rất xứng đáng để đầu tư cho món ăn của mình.
Đường nâu có phải là đường đen không?
Có khá nhiều người thường nhầm lẫn giữa đường nâu và đường đen, thế nhưng cách phân biệt lại rất dễ dàng vì bằng mắt thường chúng ta có thể phân biệt qua màu sắc, về hương vị đường đen có vị riêng đậm hơn so với đường nâu, hạt đường ẩm xốp hơn nhiều. Và thường được làm nguyên liệu chính cho món thức uống điển hình như sữa tươi trân châu đường đen, hay bánh bông lan trân châu đường đen đã hot suốt thời gian vừa qua. Về giá cả trên thị trường hiện nay có thể nói đường đen ngang bằng và chênh lệch không bao nhiêu so với đường nâu.
Đường nâu làm tại nhà được không?
Trên thực tế đối với đường nâu chúng ta hoàn toàn có thể làm tại nhà với những nguyên liệu đơn giản như đường trắng, nước, mật mía và nước cốt chanh. Bằng thao tác tương tự như nấu caramel nhưng khác biệt là đường lúc nấu tại nhà sẽ ở dạng sệt hơn là dạng hạt rời như chúng ta mua ngoài hàng, nhưng về hương vị thì không quá khác nhau nhiều. Nếu có thời gian rảnh rỗi và muốn tìm hiểu cách làm ra đường nâu, thì chúng nên thử trổ tài làm xem sao nhé. Thế nhưng đối với người bận rộn và thích sự tiện lợi thì đường nâu Hàn Quốc sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất dành cho chúng ta.
Bảo quản đường nâu, làm gì khi đường nâu vị vón cục?
Đường nâu khác với đường trắng ở chỗ chứa thêm lượng mật mía nên nó cần được bảo quản tránh tiếp xúc với không khí để ngăn sự bốc hơi của mật đường. Đây cũng là nguyên nhân nếu bạn thấy đường nâu của mình bị kết đông là cứng lại sau một thời gian sử dụng, mặc dù đã cột bịch nhưng hiện tượng bốc hơi vẫn diễn ra rất chậm, hoặc có thể do cột không chặt.
Để giải quyết tình trạng đường nâu bị cứng hoặc vón cục, cách nhanh nhất là bạn cho đường vào lò vi sóng rồi phủ khăn, quay trong vòng 20 giây là đường nâu sẽ mềm trở lại như lúc đầu. Còn nếu không có lò vi sóng, bạn có thể cho một mẩu bánh mì và đường đựng trong hủ đựng vặn nắp, đường sẽ tự mềm dần sau khoảng 1-2 ngày, sau đó loại bỏ mẩu bánh mì đi.
Cách tốt nhất để bảo quản đường nâu là sau khi mua về, bạn nên đổ vào một bình đựng có nắp vặn tránh khí, để ở nơi thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp. Nếu không dùng đường nâu trong một thời gian dài, bạn có thể bảo quản ở ngăn đông tủ lạnh để giữ nguyên lượng mật mía và chất lượng của đường nâu, khi sử dụng chỉ cần đem rã đông.