Left Tiếp tục mua sắm
Đơn hàng

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Promotion
Read more

Rong biển: Là thực vật hay tảo?

Bạn có biết rong biển về mặt khoa học không phải là thực vật, mà là một loại tảo? Bạn sẽ thường thấy chúng trôi dạt trên bãi biển, hoặc trong những hồ thủy triều gần bờ. Nếu đi xuống gần bờ biển, bạn sẽ cảm thấy cảm giác trơn trượt xung quanh chân của mình. Nhưng chúng là rong biển hay tảo biển?

Rong biển là gì?

Rong biển sống ở các vùng biển và là thực vật nguyên thủy thuộc họ tảo. Tuy nhiên, không có định nghĩa cụ thể cho thuật ngữ rong biển, vì không có tổ tiên chung nào cho rong biển. Nhưng rong biển là một thuật ngữ phổ biến để mô tả một nhóm thực vật nhất định có tính chất đặc biệt.

Các loài tảo biển, hay rong biển, là những sinh vật giống như thực vật thường sống gắn liền với đá hoặc các chất nền cứng khác ở vùng ven biển. Chúng thuộc ba nhóm khác nhau với hơn 10.000 loài: tảo nâu (phylum Ochrophyta, lớp Phaeophyceae), tảo đỏ (phylum Rhodophyta), và tảo xanh (phylum Chlorophyta, lớp Bryopsidophyceae, Chlorophyceae). Tảo đỏ và nâu hầu như chỉ có ở biển, trong khi tảo xanh cũng phổ biến ở nước ngọt (sông hồ) và thậm chí ở trên cạn (đá, tường, nhà và vỏ cây ở những nơi ẩm ướt).

Nhiều loài tảo có nguồn gốc rất cổ xưa, và dù chung họ tảo nhưng nó không thực sự liên quan chặt chẽ với nhau, nó có tới 4 đại diện họ tảo trên tổng số 5 hoặc 6 loài khác nhau.

Rong biển được chế biến thành nhiều sản phẩm có ích như thực phẩm, thuốc, phân bón và các sản phẩm công nghiệp, vì chúng rất giàu vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Các hợp chất hóa học, bột rau câu và gelatin cũng làm từ rong biển.

Tảo biển là gì?

Tảo là một trong những sinh vật nguyên thủy nhất trên Trái đất, với những bằng chứng hóa thạch có niên đại hơn ba tỷ năm. Trong cấu trúc, chúng có thể là đơn bào hoặc đa bào, cũng theo đó có thể quan sát rong biển bằng mắt thường hoặc kính hiển vi. Chúng sống trong bất kỳ hệ sinh thái dưới nước nào, bao gồm nước ngọt, nước mặn và nước lợ. Hầu như tất cả các loài tảo đều quang hợp và tự dưỡng. Tảo cùng nhau tạo ra lượng năng lượng lớn nhất thông qua quá trình quang hợp. Tuy nhiên, chúng rất đơn giản trong các cấu trúc tế bào bao gồm tảo bẹ khổng lồ và không có nhiều cơ quan phức tạp (lá, rễ, v.v.) như thực vật trên cạn. Đây là một nhóm cực kỳ đa dạng với số lượng loài nhiều không thể tưởng tượng được. Theo Herbarium Quốc gia Hoa Kỳ, có 320.500 mẫu vật được thu thập, nhưng không có ước tính chính xác về số lượng loài tảo trên thế giới.

Những đặc điểm khác biệt giữa rong biển và thực vật

  • Rong biển hấp thụ nước và chất dinh dưỡng trong tất cả các mô của chúng trực tiếp từ nước xung quanh. Chúng không có hệ thống phức tạp của rễ, mô và lá chuyên dụng như thực vật để di chuyển nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.
  • Rong biển có thể quang hợp trong tất cả các mô; trong khi hầu hết thực vật chỉ quang hợp ở lá.

Sự khác biệt giữa rong biển và tảo biển

  • Rong biển là một nhóm tảo, và có một số đặc điểm đặc biệt như vĩ mô, đa bào, sinh vật đáy biển.
  • Sự đa dạng của tảo là cực kỳ cao và không thể so sánh với rong biển.
  • Tảo có thể là cả đơn bào và đa bào, trong khi rong biển nhất thiết phải là đa bào.
  • Tất cả các loài rong biển đều tự dưỡng, trong khi một số loài tảo phụ thuộc vào các nguyên liệu thực phẩm bên ngoài khác.
  • Tảo sống ở cả nước ngọt và nước biển, trong khi rong biển chỉ sống ở nước biển.
  • Tảo biển có thể phân bố trên vùng nước nông cũng như sâu, trong khi rong biển chủ yếu sống ở vùng nước nông.

Nguồn: http://www.ptreyes.org/activities/seaweeds-plants-or-algae

Dịch bởi: Tèobokki

Bật mí cách làm sốt mì lạnh trộn cay ngọt đúng điệu

Mì lạnh trộn Hàn Quốc (Bibim-Naengmyeon) là một món ăn mát lạnh, cay nồng và đầy hương vị, hoàn hảo cho những ngày hè nóng bức. Điều làm nên sức hấp dẫn của món mì này chính là nước sốt trộn đặc biệt, hòa quyện giữa vị cay ngọt và chua thanh của các nguyên liệu. Hãy cùng khám phá cách làm nước sốt Bibim-Naengmyeon chuẩn vị Hàn Quốc ngay dưới đây!

Xem thêm

Cách nấu sốt tokbokki ngon chuẩn Hàn tại nhà

Tìm hiểu công thức 3 loại sốt tokbokki ngon chuẩn Hàn: sốt cay ngọt truyền thống, sốt phô mai lắc béo ngậy, và sốt kem rose thơm béo!

Xem thêm

Cách làm sốt Thái ngon: Công thức sốt Thái xanh, sốt Thái đỏ

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách làm hai loại sốt Thái phổ biến: sốt Thái xanh và sốt Thái đỏ, để bạn có thể dễ dàng chế biến tại nhà để thưởng thức với mọi loại hải sản hay bất kì món hấp, nướng nào cũng ngon.

Xem thêm