Hiện nay trên thị trường các nhà hàng, quán ăn có bán món mì cay đều đang điêu đứng vì không thể tìm ra nguồn hàng mì koreno jumbo gói 10 vắt để nấu mì. Các chủ quán liên hệ các mối hàng quen, lùng sục google và ra đến siêu thị Metro rình hàng cũng phải bó tay.
Sau Tết, Công ty Paldo chưa kịp sản xuất để chuyển về Sài Gòn thì đã có xu hướng dịch chuyển sang sử dụng loại mì không vị nhập khẩu của hai thương hiệu Samyang và Ottogi.
Mì không vị Ottogi
Mì không vị Samyang mẫu cũ
Mì không vị Samyang mẫu mới
Hai loại mì không vị dùng để ăn lẩu này cũng tương tự mì koreno ở dạng mì dai, nấu hoài không bị bở. Điểm trừ của hai loại mì này trong mắt các chủ quán mì cay là không có gói gia vị sẵn. Chủ quán nào mà không biết tự nấu nước dùng thì chắc phải mất một thời gian mới hoàng hồn và tự thân vận động làm nước dùng, chứ không có thì sao mà bán. Mà cũng rất may là trào lưu mì cay cũng hạ nhiệt đáng kể rồi.
Mì không vị của hãng Samyang và Ottogi có dáng hình vuông thay vì hình tròn như mì koreno, trọng lượng tịnh thì lên đến 110g thay vì 100g và ít bị vỡ vụn hơn. Sợi mì dai nhập khẩu thì có thể đánh giá chủ quan rằng ngon hơn mì koreno (sản xuất tại tỉnh Phú Thọ) vì sợi nhỏ hơn xíu chứ không phồng nhiều và hơi mềm sau khi nấu chín.
Ngoài ra, chủ quán hơi nhăn mặt khi biết giá thành của mì nhập khẩu cao hơn đôi chút. Tuy nhiên trong thời gian tới sẽ có nhiều khả năng chênh lệch giá của một loại mì đang cháy hàng và một loại mì đang dần phổ biến hơn sẽ giảm dần theo nhu cầu của thị trường và khả năng cung ứng của nhà nhập khẩu.
GÓI GIA VỊ
Đây có lẽ là một điều đau đầu nhất đối với một số chủ quán mì cay và là nguyên nhân dẫn đến sự lệ thuộc vĩnh viễn vào gói gia vị của mì koreno. Tuy nhiên, điều đó chỉ còn là quá khứ vì nay đã có sản phẩm hạt nêm bò, không những của một hãng mà có đến sản phẩm của hai hãng khác nhau tại Việt Nam. Đây là thứ bột súp có trong hầu hết các gói mì Hàn Quốc. Xin được giới thiệu HẠT NÊM BÒ SAJO và HẠT NÊM BÒ DASIDA.